2024.04.07

Chi phí lưu trữ năng lượng mặt trời: Hướng dẫn cho chủ hộ gia đình

Bạn đang tìm cách tiết kiệm chi tiêu cùng với mục tiêu giảm lượng khí thải carbon? Nếu vậy, năng lượng mặt trời có thể là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Nhưng trước khi bạn thực hiện sự thay đổi này, việc hiểu rõ chi phí cho việc lưu trữ năng lượng mặt trời là điều vô cùng quan trọng. Và đây là lúc bài viết này phát huy công dụng. Chúng tôi sẽ chia nhỏ các yếu tố chính ảnh hưởng đến chi phí lưu trữ năng lượng mặt trời và cung cấp các mẹo để bạn có thể giữ các chi phí đó ở mức thấp nhất. Bạn sẽ biết cách đưa ra lựa chọn thông minh có thể mang lại lợi ích không những cho tài chính của bạn mà còn cho Trái Đất.

Chi phí lưu trữ năng lượng mặt trời: Hướng dẫn cho chủ hộ gia đình

Giới thiệu về chi phí lưu trữ năng lượng mặt trời

Mọi người đang sử dụng Hệ thống lưu trữ năng lượng mặt trời để tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng mặt trời. Điều quan trọng là chúng ta phải hiểu được các chi phí liên quan đến lưu trữ năng lượng mặt trời, cụ thể là Chi phí lưu trữ năng lượng trên mỗi kWh và Chi phí lưu trữ năng lượng quy đổi (LCOS). Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn nhé!

Chi phí lưu trữ năng lượng trên mỗi kWh

Bảng mô tả chi phí trung bình của các hệ thống lưu trữ năng lượng ở Châu Phi:

Dung lượng lưu trữ Chi phí ước tính
3–4 kWh Từ $2000
4–7 kWh Từ $3000
7–9 kWh Từ $6000
9–13.5 kWh Từ $8000

Ngoài ra, khi so sánh pin axit chì 4 kWh với pin lithium-ion, chúng ta so sánh các điểm sau:

Đặc điểm Pin axit chì Pin Lithium-ion
Chi phí pin lưu trữ khoảng $1300 khoảng $3000
Dung lượng 4 kWh 4 kWh
Độ xả sâu 50% 90%
Chu kỳ sạc xả 1,800 4,000
Chi phí/kWh/chu kỳ* ~$0.37 ~$0.21

Lưu ý: Chi phí/kWh /chu kỳ = Chi phí pin điện mặt trời / (Dung lượng lưu trữ × Độ xả sâu × Chu kỳ sạc)

Chi phí lưu trữ năng lượng quy đổi

Liên quan đến vòng đời của hệ thống, LCOS là chi phí cho mỗi kWh cho một hệ thống lưu trữ để lưu trữ năng lượng. Tổng chi phí của hệ thống lưu trữ (bao gồm cả chi phí vận hành và bảo trì) xuyên suốt vòng đời sản phẩm được chia cho tổng lượng điện mà hệ thống dự kiến sẽ lưu trữ trong suốt vòng đời của nó. LCOS do đó cung cấp một góc nhìn chi tiết hơn về tính kinh tế của việc lưu trữ năng lượng trong thời gian dài; LCOS mức thấp hơn mang đến hiệu quả chi phí cao hơn.

Chúng ta cần hiểu rằng hóa chất pin khác nhau sẽ ảnh hưởng đến LCOS. Ví dụ, pin lithium-ion có thể có chi phí trả trước cao hơn so với pin axit chì, nhưng tuổi thọ dài hơn và khả năng sử dụng cao hơn thường dẫn đến LCOS thấp hơn. Tương tự như vậy, độ xả sâu của pin (DoD) có thể ảnh hưởng đến LCOS. Sử dụng hết 100% mức sạc của pin hoặc vượt quá giới hạn DoD của pin trước khi sạc lại có thể rút ngắn đáng kể tuổi thọ và tăng LCOS.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí lưu trữ năng lượng mặt trời

Đây là một số yếu tố chính có thể ảnh hưởng đến chi phí lưu trữ năng lượng mặt trời:

Kích thước & Công suất hệ thống

Dung lượng và công suất của một hệ thống lưu trữ năng lượng mặt trời có thể ảnh hưởng đáng kể đến các mức chi phí. Trước khi quyết định dung lượng, bạn nên cẩn thận đánh giá nhu cầu năng lượng và mô hình sử dụng năng lượng của bạn. Một hệ thống quá lớn có thể có chi phí cao hơn, trong khi một hệ thống quá nhỏ lại không đáp ứng được hết các nhu cầu sử dụng. Do đó, chìa khóa cho hiệu quả chi phí là việc tìm được lựa chọn phù hợp và cân bằng được các yếu tố.

Diện tích và địa điểm cư trú

Vị trí địa lý nơi bạn cư trú có thể ảnh hưởng đến chi phí lưu trữ năng lượng. Một số yếu tố, chẳng hạn như kiểu thời tiết địa phương, cường độ và thời lượng ánh sáng mặt trời cũng như các quy định và khuyến khích lắp đặt bộ lưu trữ năng lượng mặt trời, có thể ảnh hưởng đến các chi phí này. Ở một số khu vực, có thể có các ưu đãi giúp bạn giảm chi phí trả trước và tăng lợi tức đầu tư.

Thương hiệu điện mặt trời & Vật liệu

Các yếu tố ảnh hưởng đến mức chi phí khác bao gồm thương hiệu và vật liệu được sử dụng trong hệ thống lưu trữ năng lượng mặt trời. Đặc biệt, các công nghệ pin khác nhau có tuổi thọ khác nhau, với pin lithium-ion thường có tuổi thọ tương đối dài. Do đó, bạn phải tìm hiểu các tùy chọn phù hợp với mục tiêu và ngân sách dài hạn của bạn. Chất lượng, độ bền, tính an toàn và hiệu quả của các thiết bị (như bộ biến tần, bộ điều khiển, tấm pin, v.v.) cũng có thể ảnh hưởng đến chi phí của hệ thống lưu trữ năng lượng mặt trời.

Chi phí lắp đặt và bảo trì

Chi phí lắp đặt và bảo trì là các yếu tố quan trọng liên quan tới tổng chi phí. Trong khi các hệ thống lưu trữ năng lượng mặt trời thường yêu cầu mức độ bảo trì nhất định, việc kiểm tra thường xuyên vô cùng quan trọng tới việc đảm bảo tuổi thọ hệ thống dài hơn và hoạt động tối ưu hơn. Để đảm bảo an toàn trong quá trình lắp đặt và sử dụng, các chuyên gia (có chứng chỉ) nên là người lắp đặt hệ thống. Điều này sẽ phát sinh chi phí liên quan đến chuyên môn và tiền công lắp đặt và chi phí này cũng thay đổi tùy thuộc vào vị trí của bạn sinh sống và độ phức tạp của việc lắp đặt. Hầu hết các nhà sản xuất như FusionSolar cung cấp hướng dẫn bảo trì trong tài liệu sản phẩm của họ, bạn có thể sử dụng để lập kế hoạch và ngân sách chi phí bảo trì một cách kĩ lưỡng.

Cắt giảm chi phí lưu trữ năng lượng mặt trời

Cắt giảm chi phí lưu trữ năng lượng mặt trời đóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến rộng rãi việc sử dụng năng lượng mặt trời.

1. Chọn giải pháp lưu trữ có khả năng mở rộng: Các hệ thống khả năng mở rộng cho phép bạn bắt đầu sử dụng với dung lượng pin nhỏ hơn và có thể gia tăng dung lượng khi cần thiết. Cách lựa chọn này giảm thiểu chi phí trả trước và loại bỏ sự lãng phí bằng cách sắp xếp dung lượng lưu trữ dựa trên nhu cầu thực tế. Theo thời gian, khi nhu cầu năng lượng của bạn tăng lên và giá pin lưu trữ giảm, bạn có thể lắp thêm các mô-đun pin nhằm tối ưu cho nhu cầu sử dụng năng lượng của bạn

2. Được cung cấp ưu đãi & giảm giá: Nhiều khu vực cung cấp các ưu đãi, giảm giá hoặc giảm thuế cho việc đặt/ lắp các hệ thống lưu trữ năng lượng mặt trời. Nghiên cứu và áp dụng các khoản hỗ trợ tài chính này để bù đắp chi phí ban đầu. Những ưu đãi này được tạo ra nhằm khuyến khích việc áp dụng các nguồn năng lượng tái tạo và có thể tạo nên sự khác biệt đáng kể trong đầu tư tổng thể.

3. Triển khai phần mềm thông minh quản lý năng lượng: Phần mềm tiên tiến có thể tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng, giảm dung lượng cho việc lưu trữ năng lượng dư thừa. Bằng cách quản lý thông minh các nguồn phát và thiết bị tải sử dụng, bạn có thể tối đa hóa lợi nhuận tài chính của mình và loại bỏ nhu cầu cho một hệ thống lưu trữ lớn hơn, đắt tiền hơn.

4. Chọn đúng loại pin lưu trữ: Các công nghệ pin khác nhau đi kèm với chi phí, tuổi thọ và tỷ lệ hiệu quả khác nhau. Pin lithium-ion, mặc dù có phí trả trước cao hơn, lại thường có tuổi thọ dài hơn và hiệu quả cao hơn so với pin axit chì. Xem xét kỹ tài chính dài hạn và nhu cầu sử dụng năng lượng của bạn để chọn ra loại pin có thể cân bằng chi phí ban đầu với việc tiết kiệm chi phí vận hành.

5. Tham gia mua hàng theo nhóm và mua hàng sỉ: Tham gia việc mua hàng theo nhóm hoặc mua hàng sỉ. Khi cộng đồng, doanh nghiệp hoặc nhóm cá nhân cùng nhau mua hệ thống lưu trữ năng lượng mặt trời, họ có thể thương lượng giảm giá cho việc mua hàng số lượng lớn, giảm thiểu đáng kể chi phí mua hàng cá nhân.

6. Đảm bảo bảo trì và kiểm tra thường xuyên: Bảo trì đúng cách có thể kéo dài tuổi thọ của hệ thống lưu trữ năng lượng mặt trời, phòng chống nguy cơ xảy ra sự cố và thay thế tốn kém. Theo sát lịch bảo trì và giải quyết mọi vấn đề kịp thời có thể đảm bảo hệ thống hoạt động ở hiệu quả cao nhất, đảm bảo an toàn cho sự đầu tư của bạn.

Chi phí lưu trữ năng lượng mặt trời: Hướng dẫn cho chủ hộ gia đình

Mức tiết kiệm với hệ thống năng lượng mặt trời

Mức tiết kiệm với các hệ thống năng lượng mặt trời khác nhau tùy theo vị trí, quốc gia, mức sử dụng năng lượng và kích thước hệ thống. Ban đầu, chi phí lắp đặt trung bình dao động từ R94,000 đến R200,000 (khoảng $5000 đến $11,000) cho một hệ thống 6 kWp (tùy thuộc vào thời điểm khác nhau mà chi phí cho hệ thống sẽ khác nhau tại từng địa phương). Tuổi thọ là khoảng 25-30 năm với tần suất bảo trì thấp. Chi phí sử dụng năng lượng từng địa phương, hiệu suất hệ thống, mức tiêu thụ mỗi hộ gia đình và chính sách đo lường ròng đều có thể ảnh hưởng đến mức tiết kiệm. Thời gian hoàn vốn trung bình 4-8 năm. Với hóa đơn điện của hộ gia đình điển hình ở mức R4,600 (khoảng $250) hàng tháng, các hệ thống với độ bền cao có thể tiết kiệm R28,300 (khoảng $1500) hàng năm, mang lại một khoản tiết kiệm tiềm năng từ R482,000 đến R624,000 ($25,000 đến $43,000) trong suốt thời gian sử dụng và đồng thời giảm lượng khí thải carbon mà không phải chịu tác động của sự gia tăng chi phí điện năng.

Kết luận

Tiến tới một tương lai bền vững phụ thuộc rất nhiều vào mức chi phí và hiệu suất của các nguồn tài nguyên tái tạo. Do đó, điều quan trọng là phải giải quyết chi phí cho việc lưu trữ năng lượng mặt trời. Điều này sẽ cho phép các cá nhân, chủ hộ gia đình và doanh nghiệp chuyển dịch sang các giải pháp xanh hơn và tạo nền móng cho sự phát triển bền vững nền kinh tế và môi trường toàn cầu. Thực hiện các chiến lược nhằm cắt giảm chi phí liên quan đến lưu trữ năng lượng mặt trời có thể tăng nguồn tiết kiệm và thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng sạch.

Câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về chi phí cho hệ thống lưu trữ năng lượng mặt trời.

Sự khác biệt giữa lưu trữ điện năng và lưu trữ năng lượng là gì?

Lưu trữ điện năng đề cập đến khả năng cung cấp điện năng ở một tỷ lệ nhất định (tính bằng watt), điều này rất quan trọng để xử lý nhu cầu cao điểm và ổn định nguồn cung cấp, ví dụ như lưới điện. Lưu trữ năng lượng là tổng lượng năng lượng (tính bằng watt-giờ) có thể được lưu trữ và cung cấp theo thời gian, giống như tổng lượng nước có sẵn trong bể. Lưu trữ điện năng đề cập đến sản lượng tối đa tại một thời điểm cụ thể, trong khi lưu trữ năng lượng là tổng năng lượng có sẵn để sử dụng trong một khoảng thời gian.

Yếu tố tác động đến dung lượng lưu trữ của pin

Dung lượng lưu trữ pin bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố bao gồm chất hóa học của pin, số chu kỳ sạc/xả, điều kiện nhiệt độ môi trường, tốc độ sạc và xả, và tuổi thọ của pin. Các vật liệu khác nhau (như lithium-ion, axit chì, v.v.) có mật độ năng lượng và hiệu suất khác nhau.

Mất bao lâu để hoàn vốn đầu tư Hệ thống lưu trữ năng lượng mặt trời

Nhìn chung, thời gian hoàn vốn có thể dao động từ 4 đến 8 năm. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào một số yếu tố như chi phí lắp đặt ban đầu của hệ thống, các ưu đãi có sẵn, giảm giá, chi phí điện nơi bạn sống, xu hướng tăng giá điện hàng năm, nhu cầu và lượng điện mặt trời bạn có thể lưu trữ và sử dụng. Tính toán thời gian hoàn vốn cụ thể là điều cần thiết dựa trên từng ngữ cảnh cụ thể theo nhu cầu của từng chủ đầu tư.